Với những đầu bếp làm bánh mới chắc hẳn sẽ khó tránh khỏi những lần gặp sự cố với nguyên liệu bột. Bạn đã biết cách xử lý bột khi chúng gặp sự cố hay chưa? Hãy bỏ túi ngay những bí quyết dưới đây của chúng tôi nhé.
Cách xử lý sự cố bột bị nhão
Bột bị nhão chính là lỗi khá phổ biến khi chúng ta làm bánh với bột mì. Chỉ cần lỡ tay đong tỉ lệ nước lớn hơn một chút thôi là bột đã bắt đầu nhão rồi.
Bột bị nhão chính là lỗi khá phổ biến khi chúng ta làm bánh với bột mì
Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải sự cố này nhé, hãy cứ bình tĩnh và xử lý tình trạng này như sau: bạn dùng một chiếc khăn khô, sạch rồi bọc phần bột vào bên trong, gói kỹ rồi để yên trong khoảng 15 – 20 phút. Khăn sẽ tự thấm hút bớt lượng nước thừa trong bột giúp bột khô hơn. Nếu bột vẫn còn quá nhão, hãy tiếp tục gói bột bằng một chiếc khăn khác và để bột nghỉ lâu hơn là được.
Cách xử lý sự cố khi bột bị chua
Nếu như bạn ủ bột quá lâu có thể khiến bột lên men nhiều, có mùi nồng và hơi chua. Cách hay để bạn có thể khắc phục được sự cố này đó chính là khi bắt đầu nhào, hãy cho vào bột thêm một chút muối với tỷ lệ là: 500g bột: 5g muối. Nhờ vị mặn của muối sẽ giúp bột hết chua và không bị ngả sang màu vàng đậm.
Cách xử lý sự cố bột bị vón cục
Bột bị vón cục, không mịn cũng là lỗi khá phổ biến khi làm bánh. Lỗi này sẽ gây khó khăn khi chế biến và thành phẩm cũng khó đạt được chất lượng tuyệt đối. bánh cũng không đạt chất lượng tuyệt đối. Khi gặp tình trạng này, bạn hãy cho một chút muối vào bột và trộn đều lên ngay khi bột còn khô, sau đó bạn cho nước vào nhào chung sẽ giúp bột mịn hơn hẳn.
Cách xử lý sự cố bột bị vón cục
Cách xử lý sự cố nhào bột bị dính tay
Nhào bột bị dính tay có lẽ ai cũng đã từng bị khi làm bánh đúng không. Để tránh lặp lại tình trạng này, khi nhào bột, bạn chỉ cần rắc một ít bột áo lên chỗ nhào hoặc có thể rắc lên cả phần bột và xoa vào lòng bàn tay rồi nhào. Một mẹo khác cũng rất hiệu quả là bạn hãy cho bột vào trong tô rồi dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng tô, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng rồi mang bột ra nhồi.
Hướng dẫn cách rút ngắn thời gian ủ bột hiệu quả nhất
Ủ bột là một công đoạn không thể thiếu khi nhào bột làm bánh. Tuy nhiên, tùy mỗi loại bánh và loại bột mà thời gian ủ sẽ khác nhau. Vậy làm sao để rút ngắn thời gian ủ bột? Mẹo đơn giản cho bạn chính là hãy cho một ít rượu vào giữa phần bột, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, bột sẽ lên men nhanh hơn và giúp cho kết cấu bánh xốp hơn.
Bảo quản bột không bị mốc
Bột để lâu không dùng hoặc cần bảo quản lâu ngày sẽ rất dễ bị mốc nếu bạn không làm đúng cách. Để đảm bảo chất lượng bột và tránh tình trạng bị mốc, bạn hãy cho vào bột một chút muối theo tỷ lệ: 1kg bột : 5g muối rồi trộn đều; sau đó cột kín miệng bao và để ở nơi thoáng mát.
Để tạo nên những mẻ bánh thơm ngon, đẹp mắt, kỹ năng và kiến thức về bánh và các loai nguyên liệu luôn luôn cần thiết và quan trọng. Hy vọng với những mẹo xử lý bột khi gặp sự cố trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, thú vị để tây nghề ngày càng nâng cao hơn.